Cúng Tất niên là một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Ở mỗi miền của đất nước, lại có những cách bày biện mâm cúng tất niên khác nhau. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy cùng Cơm Ngon Việt Nam xem qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Ý nghĩa của việc Cúng Tất niên?

Ý nghĩa của việc Cúng Tất niên
Cúng Tất niên để bày tỏ sự biết ơn đến thần linh, phật thánh đã phù hộ, độ trì cho gia đạo một năm bình an

Tất niên được biết đến là một nghi thức đánh dấu sự kết thúc của một năm và đón chào năm mới. Đây là một trong những phong tục, nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam. 

Vào ngày này, mọi người thường tổ chức họp mặt, tiệc tùng, ca hát, tổng kết, cùng nhìn lại một năm đã qua và chúc mừng năm mới. 

Đây cũng là lúc mọi người trong gia đình tận hưởng không khí thoải mái, vui vẻ bên những người thân trong gia đình sau một năm học tập, công việc và cuộc sống căng thẳng.

Cúng Tất niên thể hiện đời sống tâm linh của người Việt Nam. Vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa thật tươm tất để cúng Tất niên và đón Tết đến.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp mong muốn văn phòng, nơi làm việc của mình được bình yên và thịnh vượng. Chính vì vậy mà cuối năm, các công ty thường cúng Tất niên, tuy không quá cầu kỳ nhưng bắt buộc phải có.

Nghi lễ này chủ yếu để bày tỏ sự biết ơn đến thần linh, phật thánh đã phù hộ, độ trì cho gia đạo một năm bình an và các cơ quan, xí nghiệp có sự nghiệp hanh thông.

Nên cúng Tất niên vào lúc nào?

cúng Tất niên vào lúc nào
Cúng Tất niên là một nét đẹp văn hóa của người Việt

Cúng Tất niên thưởng được tổ chức vào ngày vào chiều 30 Tết. 

Vào ngày này, mọi thành viên trong gia đình đều dọn dẹp nhà cửa tươm tất, đẹp đẽ để chuẩn bị đón năm mới. 

Đầu tiên là phải dọn dẹp và bày trí bàn thờ Phật, bàn thờ cổ với mâm ngũ quả, hương hoa tươi, đèn nến thật chỉn chu. Rồi trang trí nhà cửa bằng hoa mai, cành đào, chậu quất… 

Sau khi  chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thánh thiện và vui vẻ, chủ nhà phải chuẩn bị mâm cúng Tất niên.

Ở các công ty, Tất niên có thể được tổ chức sớm hơn, tùy theo sự sắp xếp của người quản lý. Nhưng thông thường hầu hết mọi người đều cố gắng thống nhất có thể cúng Tất niên vào ngày cuối cùng của năm cũ.

Mâm cúng Tất niên thường gồm những gì?

Mâm cúng Tất niên thường gồm những gì
Mỗi gia đình sẽ có cách bày biện mâm cúng Tất niên khác nhau

Cúng Tất niên gồm có cúng Tất niên trong nhà và mâm cúng Tất niên ngoài trời, cách chuẩn bị 2 mâm cúng Tất niên này hoàn toàn khác nhau nên bạn cũng cần lưu ý. 

Song thông thường cúng Tất niên cần sắm lễ như sau:

  • Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
  • Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Theo từng phong tục của địa phương mà cách sắp xếp mâm cúng Tất niên cũng khác nhau đôi chút. 

  • Người miền Bắc thường thiên về các món ăn truyền thống với số lượng 4 bát 4 đĩa, 6 bát 6 đĩa… 
  • Còn mâm cúng Tất niên miền Trung thì gồm bánh chưng, bánh tét… 
  • Mâm cúng giao thừa ở miền Nam thì thường là những món đồ nguội.

Dưới đây là gợi ý mâm cúng giao thừa trong nhà truyền thống của người Việt:

Mâm cúng tất niên Miền Bắc

Mâm cúng tất niên Miền Bắc
Ảnh minh họa

Mâm cúng tất niên Miền Bắc thường bao gồm::

  • Bát bóng nấu thập cẩm.
  • Bát móng giò hầm măng.
  • Bát mọc.
  • Bát miến nấu lòng gà.
  • Đĩa gà trống luộc
  • Đĩa nem.
  • Đĩa nộm.
  • Đĩa giò lụa.
  • Đĩa giò xào.
  • Đĩa hành muối.
  • Đĩa bánh chưng.

? Để đặt mua Gà Thả Vườn làm gà cúng Tất niên, bạn có thể gọi ngay vào số điện thoại 0938 031 853

Mâm cúng tất niên Miền Trung

Mâm cúng tất niên Miền Trung
Ảnh minh họa

Mâm cúng tất niên Miền Trung thường bao gồm:

  • Đĩa giò lụa Huế
  • Đĩa dưa món
  • Đĩa gà trống luộc hoặc đĩa gà bóp rau răm
  • Đĩa thịt đông
  • Đĩa thịt heo luộc
  • Đĩa chả Huế
  • Dưa giá
  • Bát măng khô ninh
  • Bát miến
  • Đĩa ram
  • Đĩa cá chiên, …

Mâm cúng tất niên Miền Nam

Mâm cúng tất niên Miền Nam
Ảnh minh họa

Mâm cúng tất niên Miền Nam thường bao gồm:

  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Canh măng tươi
  • Gỏi tôm thịt
  • Thịt kho hột vịt
  • Gà trống luộc
  • Củ kiệu
  • Chả giò
  • Dưa giá
  • Bánh tét ăn kèm củ kiệu…

Mâm cúng Tất niên ngoài trời

Nên cúng gà vào ngày nào

Mâm cúng Tất niên ngoài trời cũng chỉ có một chút khác biệt so với mâm cúng trong nhà. Tùy theo sở thích và thời gian chuẩn bị của gia chủ mà sẽ sắp xếp mâm cúng Tất niên ngoài trời bao gồm:

  • Đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng.
  • Rượu, trà.
  • Bánh kẹo, hoa quả, trầu cau.
  • Đĩa gạo muối.
  • Hương (nhang), đèn, nến

Bài văn khấn Tất niên chuẩn truyền thống tại gia và cơ quan

Bên cạnh đồ lễ, bài văn khấn Tất niên cũng là một yếu tố rất quan trọng để thể hiện lòng thánh kính của người cúng.

Nội dung bài cúng tất niên cuối năm trong nhà

bài cúng tất niên cuối năm trong nhà

Nội dung bài cúng tất niên cuối năm ngoài trời

bài cúng tất niên cuối năm ngoài trời

Nội dung bài cúng tất niên cuối năm tại cơ quan

bài cúng tất niên cuối năm tại cơ quan công ty

Những lưu ý không nên bỏ qua khi cúng cuối năm

Những lưu ý không nên bỏ qua khi cúng Tất niên
Tất niên chính là thời điểm các gia đình sum vầy, đoàn tụ sau một năm làm việc vất vả

Cũng như các lễ cúng khác trong năm, cúng tất niên dù không cần phải quá trang trọng nhưng gia chủ cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Dù tất niên không cần phải quá cầu kỳ, trang trọng nhưng cũng không vì thế mà chuẩn bị sơ sài. Tùy vào điều kiện gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng ít hay nhiều nhưng ít nhất cũng phải có những món ăn truyền thống ngày Tết và được chuẩn bị, bày biện một cách chu đáo, sạch sẽ.
  • Để lễ cúng tất niên thành kính trang nghiêm, trước khi làm lễ cúng này, các gia đình cần dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa cho thật sạch sẽ.
  • Tất niên là bữa cơm sum vầy của gia đình vì vậy cần phải có đầy đủ các thành viên trong nhà để thể hiện sự sum họp, ấm cúng.
  • Tất niên chính là thời điểm các gia đình sum vầy, đoàn tụ sau một năm làm việc vất vả, nhất là những gia đình có con cái đi làm ăn xa nhà. Vì vậy, không nên cãi nhau, chửi mắng mà thay vào đó nên nói những chuyện vui và những điều tốt lành.

Tất niên đánh dấu một bữa cơm sum vầy của gia đình, đón ông Táo trở về và mời gọi tổ tiên về nhà ăn Tết. Đó được xem như là mỹ tục của dân tộc ta và hiện nay việc cúng tất niên cuối năm vẫn được người người duy trì và chuẩn bị một cách tươm tất.

Bạn đã chuẩn bị mâm cúng Tất niên tới đâu rồi? Mong rằng với những chia sẻ trên, Cơm Ngon việt Nam đã phần nào giúp bạn có thêm kiến thức để chuẩn bị mâm cúng nhà mình thật tươm tất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline

0938 031 853